Những dự đoán về khoa học, cuộc sống của con người trong tương lai
Theo lời của Kurzweil hồi đầu năm nay, trong tương lai, “robot siêu vi” sẽ đem lại cho chúng ta “trải nghiệm thực tế ảo trọn vẹn từ trong chính hệ thần kinh”. Nói cách khác, não bộ của chúng ta sẽ có thể kết nối tới “hệ thống đám mây”.
Ray Kurzweil là một nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu tương lai, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng như “The Age of Spiritual Machines” và “How to Create a Mind”.
Tầm ảnh hưởng của ông lớn đến mức Google mời ông về để chỉ đạo những nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.
Ngoài ra, ông còn được biết đến như một người thường xuyên đưa ra những dự đoán về tương lai, với độ chính xác lên tới 86%.
Và dưới đây, là những dự đoán của ông về cuộc sống con người sau năm 2020.
Tới năm 2030, “robot siêu vi” sẽ kết nối não bộ con người lên internet
Theo lời của Kurzweil hồi đầu năm nay, trong tương lai, “robot siêu vi” sẽ đem lại cho chúng ta “trải nghiệm thực tế ảo trọn vẹn từ trong chính hệ thần kinh”. Nói cách khác, não bộ của chúng ta sẽ có thể kết nối tới “hệ thống đám mây”.
“Điều này cũng tương tự như việc chúng ta tăng dung lượng lưu trữ lên gấp hàng chục nghìn lần nhờ việc sử dụng điện toán đám mây hiện tại, con người trong tương lai hoàn toàn có thể mở rộng não bộ của mình nhờ mạng internet”.
Và nếu như vậy, chúng ta sẽ có thể sống trong một thế giới ảo – y như trong phim “Ma trận” vậy.
Hệ thống robot siêu vi cũng sẽ giúp kéo dài sự sống hơn rất nhiều
Nhờ triến bộ khoa học mà con người sẽ sống lâu hơn.
Theo như Kurzweil, robot siêu vi trong cơ thể người sẽ giúp chúng ta “hoàn thiện” hệ thống miễn dịch. Nhờ vậy, con người sẽ điều trị được mọi loại bệnh – kể cả ung thư.
Điều này dẫn tới một viễn cảnh mà các nhà nghiên cứu tương lai gọi là “kéo dài triệt để sự sống” – nơi mà cái chết cũng chỉ là một căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị được.
Con người sẽ trở nên vui tính hơn rất nhiều
Đồng thời khiến chúng ta vui tính hơn.
Kurzweil tin rằng, việc cơ khí hóa con người không khiến cho chúng ta mất đi “tính người” nhiều hơn, mà thậm chí còn ngược lại như vậy. Robot siêu vi không chỉ làm con người thông minh hơn, mà còn tăng cả trí tuệ cảm xúc của chúng ta nữa.
“Chúng ta sẽ có thể tạo ra những biểu hiện cảm xúc sâu sắc hơn, nhờ vào kho tàng kiến thức khổng lồ từ công nghệ đám mây” – ông Kurzweil cho biết.
Bạn sẽ không còn mất nhiều thời gian suy nghĩ ra những lời nói thông mình, những câu chuyện vui vẻ, bởi lẽ tốc độ suy nghĩ của con người vào thời điểm này sẽ được đẩy nhanh lên rất nhiều lần.
Công nghệ in 3D sẽ in được tất cả mọi thứ
Tương lai “cần gì in nấy” sẽ không còn xa vời.
Khi mà công nghệ in 3D ngày càng phát triển và mở rộng, rất nhiều thứ xung quanh chúng ta sẽ trở thành thông tin điện tử. Và theo lời Kurzweil, đến năm 2020, con người sẽ có được “cuộc sống vô cùng sung túc và in được bất cứ thứ gì mình cần”.
Trên thực tế, những ngôi nhà, hay cây cầu được dựng nên nhờ công nghệ in 3D ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong thời gian gần đây.
Chúng ta có thể “hồi sinh” những người đã mất thông qua AI
Trong tương lai, chết không phải là hết.
Kurzweil đã từng nhấn mạnh rất nhiều lần rằng ông sẽ “hồi sinh” cha của mình – ông Frederick Kurzweil – thông qua sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo.
Theo lời ông, tới năm 2030, chúng ta sẽ có thể gửi các robot siêu vi vào não bộ của bản thân để thu thập ký ức về những người đã qua đời. Kết hợp cùng với mẫu ADN, con người có thể tạo ra một “bản thể ảo” của những người đã qua đời, với độ chính xác cực cao.
Và rồi sẽ tới thời điểm mang tên “Singularity”
Đại loại là tương lai sẽ trông giống như thế này.
Thời khắc quan trọng nhất với loài người, theo lời Kurzweil, là năm 2045.
Đó là thời điểm mà các nhà nghiên cứu tương lai gọi là “Singularity”, khi tốc độ phát triển của tiến hóa sinh học bị vượt qua bởi trí tuệ nhân tạo.
“…là thời điểm tương lai mà tốc độ phát triển của công nghệ nhanh tới mức sẽ khiến cho cuộc sống của con người thay đổi hoàn toàn. Khi đó, toàn bộ những khái niệm quen thuộc về đời sống sẽ bị thay đổi hoàn toàn, từ các mô hình kinh tế cho tới vòng đời con người, và thậm chí, cả cái chết”.
Kurzweil cho rằng, vào năm 2045, sức mạnh tính toán của trí tuệ nhân tạo sẽ gấp hàng tỉ lần so với trí tuệ con người.
Và cuộc sống của chúng ta sẽ không bao giờ có thể như trước nữa.
Sau thời điểm “Singularity”, chúng ta có thể upload bộ não lên mạng internet
Bộ não sẽ không còn bị giới hạn trong cơ thể nữa.
Kurzweil cũng như các nhà nghiên cứu tương lai đều cho rằng đây là hệ quả tất yếu của Singularity. Theo đó, bạn có thể chuyển đổi ý thức của mình, từ dựa vào não bộ, chuyển qua dựa vào máy tính.
Thậm chí cả Stephen Hawking cũng tin rằng điều này có thể xảy ra.
“Tôi cho rằng não bộ cũng chỉ là một chương trình trong hệ nhận thức, giống như máy tính, vậy nên về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể sao chép bộ não của mình vào máy tính và tạo ra một dạng thức sự sống sau cái chết. Tất nhiên, đối với khoa học hiện đại điều này vẫn còn nằm ngoài tầm với”, Kurzweil cho biết.
Nhưng điều này có thể sẽ không còn đúng sau năm 2045.
Kèm theo đó, chúng ta cũng sẽ có những “cơ thể ảo” để sử dụng
Con người sẽ tùy biến được cơ thể như trong game.
Khi ý thức của con người có thể được tải lên trên mạng, và hệ thống thực tế ảo trở nên trọn vẹn hơn, thì đương nhiên chúng ta cũng sẽ có những cơ thể ảo để sử dụng trong môi trường này.
“Cơ thể ảo của con người cũng sẽ chi tiết như chính thân xác chúng ta vậy. Trong môi trường thực tế ảo, chúng ta cần tới một cơ thể để sử dụng, và trí tuệ của chúng ta sẽ liên kết với cơ thể đó” – Kurzweil cho biết.
Và chúng ta cũng có thể thực hiện tùy biến cơ thể trong môi trường thực tế ảo sao cho phù hợp nhất – điều này cũng tương tự như việc tùy chỉnh nhân vật trong các trò chơi điện tử vậy.
Cơ sở cho những dự đoán của Kurzweil
Theo như lời Kurzweil, những dự đoán của ông hoàn toàn không hề vô căn cứ.
“Luận điểm cốt lõi của tôi mang tên “Law of Accelerating returns”, rằng các giải pháp công nghệ thông tin sẽ phát triển theo quỹ đạo dự đoán và theo cấp số nhân, đối lập hoàn toàn với quan điểm ‘con người hoàn toàn không thể dự đoán tương lai’ mà chúng ta thường gặp” – Kurzweil từng viết như vậy vào năm 2010.
Đối với ông, việc một công ty nào đó có thể chiếm lĩnh thị trường hay không, hay liệu chiến tranh nơi khu vực Trung Đông có bao giờ kết thúc là điều không thể dự đoán, nhưng việc công nghệ có thể phát triển tới đâu “hoàn toàn nhìn thấy trước được” – và đây cũng chính là cơ sở để ông có thể đưa ra những dự đoán về tương lai.
Leave a Reply