Người già cô đơn khiến cho họ dễ mắc nhiều bệnh

Theo giáo sư John Cacioppo thuộc Đại học Chicago (Mỹ): Những người già cô đơn có mạch máu giòn hơn, điều này khiến họ dễ mắc bệnh tăng huyết áp, cơ thể viêm nhiễm cũng như suy giảm trí nhớ nhanh hơn với người bình thường. 
Người già cô đơn, dễ mắc nhiều bệnh

ngày càng tăng ở người cao tuổi

Một mình một nhà

Bà Nguyễn Thị Tám (Trương Định – Hoàng Mai) có 3 người con, nhưng ở tuổi cần đến con cháu nhất thì bà vẫn chỉ một mình. Con cháu sắm cho bà một cái tivi, một cái đài để bà xem và nghe cho đỡ buồn nhưng có lẽ lâu lắm rồi bà không đụng đến. Khi được hỏi vì sao không bật tivi lên xem cho đỡ buồn. Bà bảo, xem mãi cũng thấy chán, cái tivi to thế bao nhiêu người ngồi nói chuyện với nhau nhưng chẳng ai nói chuyện với bà. Bà Tám tâm sự, thật ra điều bà cần chỉ là những bữa cơm được sum vầy bên con cháu chứ không phải là những món đồ hiện đại, cái điều hòa, tủ lạnh con cháu mua cho vì sợ nóng, bà cũng chẳng bao giờ cần dùng đến.

Cùng hoàn cảnh với bà Tám là bà Nguyễn Thị Lợi (Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy). Có 3 người con trai nhưng do đặc thù công việc con bà lấy vợ và mua nhà ở riêng. Bây giờ trong căn nhà 3 tầng chỉ có bà và cô giúp việc. Hàng xóm xung quanh cũng toàn là người trẻ nên bà chẳng biết trò chuyện cùng ai. Thỉnh thoảng, bà đi bộ ra công viên để tìm những người bạn già để trò chuyện cùng họ. Theo bà Lợi: “Người ta bảo sinh con trai thì về già không lo gì, nhưng tôi có tận 3 đứa con trai mà vẫn cô đơn”.

Người già cô đơn, dễ mắc nhiều bệnh - Ảnh 1

Người già thường có bị trầm cảm do cô đơn trong thời gian dài

Theo bà Lưu Thị Hường – Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi Việt Nam, Trưởng Ban Chăm sóc Người Cao tuổi: “Đời sống tinh thần, vật chất của người cao tuổi đang được nhà nước, cộng đồng từng bước được quan tâm. Ở nông thôn, tuy đời sống vật chất khó khăn hơn, bận rộn hơn nhưng bù lại các cụ có nhiều bạn bè để trò chuyện, thăm hỏi nhau, có họ hàng gần… nên đời sống thoải mái, vui vẻ hơn. Còn các cụ ở thành phố đang chịu cảnh cô đơn ngay từ trong gia đình”.

Cô đơn khiến người cao tuổi thêm bệnh

Ngày càng nhiều người đối mặt với sự cô đơn và sống trong tình trạng cô lập khi về già. Theo giáo sư John Cacioppo thuộc Đại học Chicago (Mỹ): Những người già cô đơn có mạch máu giòn hơn, điều này khiến họ dễ mắc bệnh tăng huyết áp, cơ thể viêm nhiễm cũng như suy giảm trí nhớ nhanh hơn với người bình thường.

Người già cô đơn sẽ mất tự tin nên sợ các hoạt động xã hội và do đó lại càng tự cô lập mình nhanh hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy số người chết vì cô đơn nhiều gấp đôi số người chết vì béo phì.

Người cao tuổi sống một mình thường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao. Đối với người cao tuổi, trầm cảm có thể có biểu hiện triệu chứng và cấp độ khác nhau. Nhiều người già và gia đình họ không nhận ra các triệu chứng của bệnh trầm cảm, không biết rằng trầm cảm là một căn bệnh và không biết làm thế nào để xử lý được. Nhiều người thậm chí nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh trầm cảm là dấu hiệu của sa sút trí tuệ, bệnh Alzeheimer, viêm khớp, ung thư, bệnh tim, parkinson, đột quỵ hay rồi loạn tuyến giáp. Chính sự nhầm lẫn tai hại này khiến cho người già bị trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chăm sóc người cao tuổi – cần nhất yêu thương, kính trọng

Ngạn ngữ có câu “tuổi già là một bệnh viện, nhận đủ thứ bệnh” cũng chính vì vậy người già cần được yêu thương chăm sóc. Khi thực hiện việc chăm sóc ông bà, bố mẹ lúc tuổi già, các bạn cần thiết phải lưu ý một số điều sau:

- Thuốc thang đầy đủ lúc cha mẹ già ốm đau.

- Chăm sóc các người cao tuổi một cách thành tâm, chân thực đúng với tấm lòng kính trọng “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Con cái cần chú ý tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia một số công việc lặt vặt trong gia đình đặc biệt là chăm sóc dạy dỗ các cháu nhỏ.

Theo Healthplus

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>