Xem tướng tốt xấu của phụ nữ có nhan sắc
Điểm gì ở phụ nữ được xem là đẹp trong mắt người Trung Quốc? Tờ Mirror đặt tại Bắc Kinh cho biết Tuần lễ Thời trang và mỹ phẩm quốc tế vừa diễn ra tại Trung Quốc đã đưa ra tiêu chuẩn này.
***
Tất cả 18 chương sách mô tả tỉ mỉ tiêu chuẩn trên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể được đánh giá là đẹp theo thẩm mỹ học của nước này.
Theo đó, một gương mặt đẹp của Trung Quốc phải có hình trái xoan, chân mày lá liễu và khóe môi cong. Độ dài của mắt phụ nữ là 24-28mm và khoảng cách giữa hai mắt là 35mm.
Một dung nhan đẹp theo tiêu chuẩn là phải có đường gương mặt như Chương Tử Di, đôi mắt của Phạm Băng Băng, chân mày của Trương Bá Chi, mũi như Lưu Diệc Phi và miệng giống Trương Mạn Ngọc. Máy tính đã tổng hợp những yếu tố trên để cho ra gương mặt “trong mơ” này.
Sắc đẹp và nhân tướng học cổ xưa
Mặc dù vậy, theo quan điểm của nhân tướng học truyền thống thì sắc đẹp lại là một phạm trù vô cùng rắc rối.
Người Y-Pha-Nho nói người đàn bà muốn hoàn toàn đẹp phải hội tụ đủ 27 điều kiện:
Ba thứ trắng: da, răng và đôi bàn tay.
Ba thứ đen: mắt, đôi mi và đôi mày.
Ba thứ hồng: môi, má và móng tay.
Ba thứ dài: chân, tóc và tay.
Ba thứ ngắn: răng, tai và đôi bàn chân.
Ba thứ nở: ngực, trán và mi mắt.
Ba thứ hẹp: miệng, eo và gót chân.
Ba thứ bụ bẫm: cánh tay, đùi và bắp chân.
Ba thứ nhỏ: núm vú, mũi và đầu.
Tướng lý đã chẳng khác chi một gáo nước lạnh dội vào văn chương cho văn chương tỉnh mộng nhìn vào thực tế tàn nhẫn. Sách tướng đưa ra quy luật: Mỹ nhân thường tác kỹ (người đẹp thường hay làm điếm). Nếu ta đi vào các nhà nhảy, các nhà hát cô đầu hoặc những chốn ăn chơi tất không ai phủ nhận rằng nơi ấy có nhiều người đàn bà đẹp theo con mắt tục hơn là vào một dạ hội gồm các bà lớn tụ hội.
Nếu ta lại quây riêng mười kỹ nữ ra, ta sẽ dễ dàng tìm thấy từ 4 đến 8 người đẹp (tục nhãn), còn nếu nhìn các bà vợ của cả một nội các thì phải khó khăn lắm mới thấy vài ba mỹ nhân!
Tướng nhãn và tục nhãn khác biệt hẳn nhau ở điểm này. Nhưng chính tướng nhãn và tục nhãn lại gặp nhau trên một điểm khác đó là vẻ đẹp hoàng hậu, vẻ đẹp công chúa. Tuy nhiên vẻ đẹp ấy cực hiếm không phải lúc nào cũng có. Vẻ đẹp ấy là vừa đẹp người vừa đẹp tướng.
- Tại sao đàn bà nhan sắc thường hay làm điếm?
Sách tướng giảng rằng:
Hồng diện đa dâm thủy
Trường túc bất chi lao (Chân dài không biết mệt).
Mỹ nhân thường tác kỹ, mỹ trung hữu chí sũ (Đàn bà nhan sắc làm đĩ bởi trong vẻ đẹp có cái cực xấu).
Cực xấu ấy mệnh danh chuyên môn là “phá tướng”. Tỷ dụ như diện mạo rất đẹp nhưng tiếng nói rè rè như lệnh vỡ; thể thái mảnh mai mà bước đi nặng nề như đàn ông; môi má trắng sạch mà thân thể lại ô cấu, hôi hám, hoặc tóc khô cứng, hoặc tay mềm nhũn như không có xương.
Rõ hơn nữa, gái điếm phần lớn đều có tướng trán rất xấu: thấp quá, hẹp quá, lệch lạc, không bằng phẳng, hoặc khoảng chân tóc không đều đặn, thiên sương (bộ phận từ góc trán thái dương) hãm hay óp, ấn đường (khoảng trên sống mũi giữa hai đầu chân mày) quá hẹp, lõm sâu. Trán là thuộc vận hành từ 16 đến 21 tuổi, cũng là khoảng tuổi dễ bước chân vào nghề kỹ nữ.
- Sách tướng viết:
“Sũ nữ gia quý phu, sũ trung hữu đại mỹ” nghĩa là gái xấu lấy chồng sang, trong cái xấu có cái cực đẹp. Trên tướng thuật nhìn cái đẹp thuật nhãn tuy có điểm tương đồng nhưng ở mặt khác lại có điểm tương phản, cho nên quan điểm và quan niệm về Đẹp của tướng nhãn thường thường xung đột với quan điểm và quan niệm của tục nhãn.
Tỉ dụ như vẻ đẹp của mỹ nhân là da thịt mềm mại êm như bông hay thiên kiều bách mị. Thế nhưng tướng lý cho như vậy là dâm tiện. Nếu cứ theo tục nhãn để định thì cuộc đời tất có ngày hố to!
Dĩ nhiên những vẻ đoan trang , thuỳ mị, nhàn tĩnh, hoa quý, trong sáng thì tướng nhãn và tục nhãn đều cùng một quan niệm và quan điểm. Tuy vậy qua kinh nghiệm và thực tế đầy rẫy ngoài đời thì người đang bà ở vị nguyên phối (vợ lớn) ít người đẹp theo tục nhãn mà người đàn bà ở địa vị trắc thất (vợ bé) thì nhiều người đẹp theo quan điểm tục nhãn. Các cụ cổ khôn lắm nên đặt lệ:
Thủ thê thủ đức (lấy vợ lấy đức)
Thủ thiếp thủ sắc (lấy thiếp lấy sắc)
Cũng lạ là hồng nhan bạc mệnh hay phong lưu khuyết đức phần lớn ứng vào thân phận thiếp mọn. Chém cha cái kiếp lấy chồng chung, kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng. Ấy vậy mà kẻ đắp chăn bông thường không đẹp bằng kẻ chịu lạnh, kẻ chịu lạnh đa số có sắc, tướng, mỹ. Đã có sắc, tướng, mỹ thì cũng đa số vướng vào cảnh hoa tường liễu ngõ nên mới gặp kẻ tìm hoa hỏi liễu để trở thành thân lẽ mọn.
Cho nên, về tướng lý, chỉ đẹp sắc không phải là quý tướng. Chẳng phải ngàn xưa mới thế, ngày nay cũng vậy. Các minh tinh màn bạc chưa lấy chồng đã nổi tiếng nhiều chồng. Và khi lấy chồng các minh tinh gần như chẳng bao giờ ở địa vị nguyên phối. Hồng nhan, phong lưu, khuyết đức, bạc mệnh theo tướng lý vẫn hằng liên hệ với nhau.
Trái lại, những người đàn bà ở ngôi vị nguyên phối không phải là người có sắc tướng mỹ mà là người có tướng cách mỹ (đẹp tướng). Bởi tại tướng cách mỹ ít người nhìn ra nếu không biết tướng thuật nên phê phán qua tục nhãn bằng hai chữ “xấu xí”.
Hồi Ngô Bội Phu còn làm mưa làm gió trên chính trường Trung Quốc (thời mạt Thanh sắp xảy ra cách mạng Tân Hợi), có mở bữa yến tiệc lớn mời khắp mặt vai vế đương thời. Trong số đó có nhà coi tướng họ Đàm. Theo những biên chép của vị tiên sinh coi tướng ghi lại thấy bữa tiệc ấy như sau:
“Nhờ bữa tiệc này tôi thể nghiệm rõ ràng nguyên tắc tướng pháp về lẽ xấu đẹp của người đời. Tôi thấy ở đây, ngoại sảnh để tiếp loại thiếp hầu thì ai ai cũng mặn mà quyến rũ nhưng nhìn kỹ chẳng một người là con nhà phiệt duyệt hay khuê các. Phảng phất chỉ có sắc thái xuất tường hồng hạnh hoặc tỳ bà biệt diệu mà thôi.
Khi vào tới nội sảnh, nơi dành cho phu nhân Ngô Bội Phu tiếp các bà nguyên phối khác thì tuyệt nhiên không thấy một vết tích truỵ lạc, phong trần. Hơn 24 vị thái thái, quá nửa không có sắc tướng mỹ thì thật là mãn thiên tinh đẩu (đầy trời sao sáng). Có người lưng lạc đà, có người cục mịch như thôn phụ, nhưng không người nào không có một tướng cách rất đẹp! Người thì một cái mũi đầy đặn giữa đôi mắt đôi mi phi thường thanh tú; Người thì tam đình (mặt chia ra làm 3 phần gọi là tam đình: từ trán xuống đến giữa hai mắt (ấn đường) là thượng đình, từ giữa hai mắt đầu sống mũi (sơn căn) xuống đến đầu mũi (chuẩn đầu) là trung đình, từ đầu mũi xuống cằm là hạ đình); Ngưòi thì ngũ quan tương phối, đoan chính minh lượng.
- Như vậy, theo pháp quy nạp thì ưu điểm cửu tướng cục khả dĩ chia làm ba loại:
1 – Trong xấu có điểm cực tốt (sũ trung hữu đại mỹ)
2 – Cái tốt bên trong(nội tại mỹ) là tính kiên trinh, ôn nhu.
3 – Thái độ bao dung.
Vô luận nam hay nữ, nội tại mỹ bao giờ cũng hơn cái đẹp bề ngoài. Nhất là con gái lẳng lơ càng đẹp càng hạ cách.
Nhớ đến Vương Chiêu Quân ngày xưa sở dĩ nàng phải chịu kiếp cống Hồ chắc là nàng có điểm phá tướng; cái điểm phá tướng ấy là sự thực chứ không phải Mao Diên Thọ vẽ thêm đâu!
Leave a Reply